Tây Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2030
Thứ sáu - 17/12/2021 10:22 Đọc bằng audio
2.7210
Tây Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển từ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại đến giao thông vận tải.Tuy nhiên tiềm năng tiết kiệm năng lượng của Tây Ninh vẫn còn rất lớn, qua các số liệu khảo sát và qua các báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tỉnh còn nhiều tiềm năng để có thể thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp then chốt trong hạ chi phí sản xuất, đảm bảo tính ổn định, bền vững nguồn cung năng lượng, góp phần quan trọng trong gia tăng năng lực cạnh tranh và góp phần giảm phát thải khí nhà kính của tỉnh.
Hiện tỉnh có 05 khu công nghiệp, 02 Khu kinh tế cửa khẩu và 05 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút nhiều dự án công nghiệp. Tính đến tháng 10/2021, tổng số dự án tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế là 384 dự án (có 270 dự án FDI), trong đó có 295 dự án đang hoạt động. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá, thì nhu cầu sử dụng năng lượng của tỉnh cũng tăng cao. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm của tỉnh bình quân giai đoạn 2015-2020 là 15,72%/năm, trong đó: Công nghiệp-xây dựng tăng 18,14%/năm; Nông-Lâm-Thủy sản tăng 30,22%; Thương mại dịch vụ tăng 18,30%; Quản lý tiêu dùng dân cư tăng 7,71%; Hoạt động khác tăng 10,69%. Sản lượng điện phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm chiếm trên 90%, còn lại là các dạng năng lượng khác như gas, khí hóa lỏng, dầu, than…, nguồn năng lượng địa phương tự sản xuất (điện mặt trời, sinh khối) chiếm khoảng 6% trên tổng nhu cầu so với năm 2020. Công nghiệp vẫn đang là lĩnh vực tiêu thụ năng lượng lớn nhất, theo số liệu thống kê của Điện lực Tây Ninh, năng lượng tiêu thụ (điện) của ngành công nghiệp chiếm 74,5% so tổng điện thương phẩm năm 2020. Năm 2020, Tây Ninh có 74 đơn vị sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ điện năng từ 1.000 TOE trở lên với tổng lượng điện tiêu thụ khoảng 2,869 tỷ kWh (tương đương 442.713 TOE), chiếm 60,9% so tổng lượng điện thương phẩm toàn tỉnh. Qua xem xét các báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tiêu thụ năng lượng cuối cùng của một số ngành cụ thể như sau:Chế biến khoai mì có 07/11 doanh nghiệp sử dụng năng lượng (sinh khối, than, dầu), có điện năng tiêu thụ chiếm khoảng từ 6% đến 13% so tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng; các dự án dệt may sử dụng điện là chính, chiếm khoảng 98%, còn lại là dầu DO, than, khí LPG; sản xuất cao su &plasticchủ yếu sử dụng năng lượng điện.
Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã nỗ lực phấn đấu, giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế thì vấn đề môi trường cũng ngày một trở nên nghiêm trọng, do hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều phát thải khí nhà kính, là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường. Tỉnh Tây Ninh đã, đang quan tâm đến việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt, khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (Điện mặt trời, Biomass) thay thế năng lượng truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, khai thác hợp lý các nguồn năng lượng sạch và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030 cũng còn những thách thức như: việc tiêu thụ năng lượng trong phát triển kinh tế là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay cũng là nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn cầu; nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự thực hiện các yêu cầu của Luật, chưa xây dựng mô hình quản lý năng lượng cũng như xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp, chưa báo cáo với Sở Công Thương đầy đủ tình hình tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhân sự quản lý năng lượng của Sở Công Thương hạn chế về mặt số lượng; bên cạnh các báo cáo kiểm toán năng lượng có chất lượng tốt, nhiều báo cáo không đề xuất được các giải pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp với thực trạng doanh nghiệp; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn về tiết kiệm năng lượng còn hạn chế về mặt năng lực kinh nghiệm, chỉ tập trung vào kiểm toán năng lượng mà không đề xuất kế hoạch và giải pháp thực hiện.
Nhu cầu phát triển bền vững tỉnh Tây Ninh nói chung và lĩnh vực năng lượng nói riêng, đòi hỏi phải coi việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp chiến lược, mang tính quyết định.Để thực hiện các nội dung và mục tiêu Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030.Cụ thể:
Mục tiêu đến năm 2025, đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0%- 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn tỉnh Tây Ninh. Trong đó, lượng điện tiêu thụ hàng năm đạt mức tiết kiệm tối thiểu 2% tổng sản lượng điện năng tiêu thụ; Giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6,5%; Các cơ sở kinh doanh sản xuất, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải tuân thủ các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến, áp dụng các giải pháp kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, nhằm cải thiện định mức tiêu hao năng lượng, tăng cường khai thác sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, biomass,...) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở.
Đến năm 2030,đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 9,6% tổng tiêu thụ năng lượng trên toàn tỉnh Tây Ninh. Trong đó, ngành công nghiệp tiết kiệm tối thiểu 10,0% tổng tiêu thụ năng lượng trong cả giai đoạn. Mục tiêu tiết kiệm năng lượng theo các ngành, lĩnh vực đến năm 2030